Đối với phụ nữ, 3 tháng
đầu mang thai chính là thời kỳ quan trọng nhất. Trong thời gian này, phụ nữ phải
chú ý đến tâm trạng, cảm xúc, vận động đặc biệt phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
Thực tế, dinh dưỡng được bổ sung phù hợp 3 tháng đầu giúp bà mẹ đảm bảo sức khỏe,
và sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Sau đây là một vài lưu ý của bác sĩ
dinh dưỡng dành cho bà mẹ mang thai trong 90 ngày đầu.
Những
thực phẩm tốt cho bé và mẹ
Để bổ sung dinh dưỡng
cho bé và quá trình chuyển dạ thuận lợi khi sanh, bà mẹ nên chọn những thực phẩm xanh, sạch. Bên cạnh
đó mẹ cũng cần bổ sung các chất sắt, canxi, acid folic, vitamin D, vitamin C nhằm
đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu để nuôi thai.
Chất sắt giúp tăng thể
tích máu nuôi cơ thể mẹ và thai nhi. Nếu mẹ thiếu máu, lực co bóp của tử cung
khi chuyển dạ sẽ giảm, từ đó giảm lượng sắt dự trữ của thai nhi trong 6 tháng đầu
đời. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như : Thịt, gan, tim, cật, rau xanh và
các loại hạt… Vì thế, mỗi ngày thai phụ cần bổ sung ít nhất 15g sắt.
Canxi: Nếu thiếu canxi
mẹ dễ bị đau nhức xương, bé có thể bị còi xương từ trong bụng mẹ. Canxi giúp
cho quá trình đông máu và hoạt động hệ
thần kinh của mẹ diễn ra bình thường, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho
bé. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: Sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau
xanh, đậu đỗ…
Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9): Có trong các loại rau xanh thẫm màu như: Cải bó xôi, cải xanh, súp lơ xanh,
rau muống và các loại hạt như lạc, vừng,… Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần
kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.
Vitamin D có trong trứng
và sữa các loại. Sự hình thành hệ xương và mầm răng của bé phát triển từ khi
còn trong bụng mẹ. Vì vậy mẹ cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D. Bên cạnh
đó, vitamin D còn có trong ánh sáng mặt trời, nên mỗi ngày mẹ cần phơi nắng khoảng
15 phút để tăng cương hấp thu canxi cho
sự phát triển xương của bé khi còn trong bụng mẹ. Lưu ý khi phơi nắng: Không
phơi nắng khi nắng quá gay gắt, để nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể.
Vitamin C là một chất
chống oxy hóa hiệu quả giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và giúp cho sự phát triển
của các cơ, xương sụn, tạo lớp nhau thai bền chắc bảo vệ bé. Vitamin C có trong
các loại rau xanh và trái cây như cam, quýt, chanh, ổi,…
Giai đoạn này rất quan
trọng cho sự phát triển hệ thần kinh, não bộ của trẻ và cũng là giai đoạn biến
đổi về sinh lý của người mẹ. Vì vậy, dù có nghén và ăn kém thì mẹ cũng nên bổ
sung những loại dinh dưỡng quan trọng để cung cấp protein như: Thịt da cầm, trứng,
sữa, cá và đậu các loại,… Đối với những bà mẹ đã béo phì thì không nên tang cân
vì cân nặng của thai nhi chỉ cần dao động trong khoảng từ 0,9 kg đến 2,3 kg.
Những
bà mẹ không nên bổ sung những loại thực phẩm sau:
Đây là giai đoạn ốm
nghén của phụ nữ với những trận nôn ói như cơm bữa. Vì vậy, để tránh hiện tượng
này, người phụ nữ nên chia nhỏ các bữa ăn từ 5- 6 bữa mỗi ngày và vẫn duy trì mức
năng lượng như thời kỳ trước mang thai.
Bên cạnh đó, người phụ
nữa mang thai cũng nên tránh ăn theo sở thích, không nên ăn những loại thức ăn
không có lợi cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai kỳ. Bác sĩ chuyên khoa
dinh dưỡng cho biết, mang thai là thời kỳ hạnh phúc và ý nghĩa của người phụ nữ
nhưng họ cũng phải vượt qua rất nhiều chông gai. Thai nhi rất “hiếu động”, nó
có thể bắt người mẹ phải ăn mọi lúc, mọi nơi và mọi thứ.
Nên người phụ nữ mang
thai trong giai đoạn này cũng rất “khó chiều”. Mặt khác, có lúc mẹ không muốn
ăn nhưng vì để đủ lưỡng chất cho con nên mẹ cũng phải cố ăn. Có khi các bà mẹ
biết chất nào là tốt cho con nhưng vì nghén mà không muốn ăn. Khi mang thai, phụ nữ
nên thay đổi những sở thích và thói quen thiếu lành mạnh. Ví dụ như không nên
ăn mặn vì đây là nguyên nhân đẫn đến cao và phù huyết áp.
Bên cạnh đó, có rất nhiều
loại thực phẩm có hại cho sự phát triển của thai nhi mà phụ nữ không nên sử dụng.
Ví dụ như những loại cá dễ chứa thủy ngân như cá thu, cá nhám, cá kiếm, cá ngừ
vì thủy ngân có trong cá khi tích tụ lâu dần trong cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển não của bé. Các sản phẩm chưa qua tiệt trùng: bơ, sữa; thức ăn
chưa nấu chin kỹ; thức ăn ôi thiu, mốc, hỏng các mẹ tuyệt đối không sử dụng vì
những loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn có hại gây ra nhiều bệnh có hại
cho sức khỏe của mẹ và bé.
Phụ nữ có thai không
nên uống rượu, đồ uống có cồn, sử dụng các loại chất kích thích và đồ uống có
ga. Chất có cồn sẽ trực tiếp gây hại cho thai nhi, khiến bé sinh ra có thể bị chậm phát triển hay dị dạng một số bộ phận
trên cơ thể. Các loại chất kích thích như cafein, cocain có trong cà phê và đồ
uống có ga gây hại cho phôi thai, có thể dẫn đến sảy thai, kìm hãm sự hấp thu của
sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai, gây ra các biểu
hiện như mệt mỏi, chán ăn, táo bón.
Cẩn
trọng với quan niệm về dinh dưỡng truyền thống
Bao đời nay, những quan
niệm về dinh dưỡng truyền thống trong thời kỳ mang thai đã nuôi dưỡng nhiều thế
hệ trưởng thành và phát triển tốt. Nhưng với cuộc chạy đua công nghiệp và những
phát minh về y khoa, dinh dưỡng truyền thống cũng cần có sự chọn lựa phù hợp để
tạo nên sự cân bằng hợp lí để nuôi thai nhi phát triển tốt.
Theo dân gian , nhiều
phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai nghén phải ăn: Trứng ngỗng, cá chép, nước dừa…
và không ăn một số thực phẩm như: Rau
ngót, măng, ốc… Trên thực tế, mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng nhất
định, nếu ăn với lượng vừa phải thì sẽ có lợi cho cơ thể.
Trứng ngỗng: Kinh nghiệm
dân gian cho rằng, ăn trứng ngỗng có lợi cho thai nghén, giúp con thông minh,
hay ăn 9 quả thì sinh con trai, ăn 7 quả thì sinh con gái. Nhưng thực tế, giá
trị dinh dưỡng của trứng ngỗng kém trứng gà. Tuy giàu protein hơn trứng
gà, nhưng hàm lượng lipit và vitamin A của
trứng ngỗng thấp hơn trứng gà. Do đó, các mẹ nên sử dụng trứng gà thay cho trứng
ngỗng. Nếu ăn trứng ngỗng thì nên ăn một quả trong nhiều lần nhằm giảm lượng
protein, tăng cholesterol máu và tránh quá tải cho thận.
Cá chép là một loại thực
phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Cá chép có tác dụng an
thai. Trong cá chép chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như prortein, vitamin A, B1,
B2, phốt pho, canxi, sắt… có tác dụng bổ máu và phát triển não bộ. Những món ăn
chế biến từ cá chép giúp phục hồi và bồi bổ cơ thể, rất tốt cho những bà mẹ mất
ngủ do thai nghén. Nên chọn cá chép được đánh bắt từ tự nhiên để có chất lượng
dinh dưỡng và mùi vị tốt nhất. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ nên ăn khoảng
100g cá chép tươi mỗi ngày để bổ dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và bé.
Theo kinh nghiệm mà dân gian, Uống nước dừa giúp trắng da. Nhưng hiện
nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng mình cho luận điểm này. Hàm lượng chất
béo có trong nước dừa rất cao (khoảng 2%), nếu uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó
tiêu. Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, uống nhiều nước dừa sẽ làm
cho tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, từ 3 tháng trở đi, những bà mẹ mang thai có thể thoải mái uống
loại nước này và khi đó nó còn rất tốt cho cơ thể mẹ nữa. Đó là một loại nước tự
nhiên với rất nhiều tác dụng tốt cho thời kỳ sau 3 tháng mang thai: Cung cấp nước
cho cơ thể, lợi tiểu tự nhiên, cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa
tình trạng viêm đường tiết niệu, giảm nguy cơ sỏi thận, giảm tình trạng táo bón,
cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axit dạ
dày, viêm loét dạ dày.
Nước dừa cũng rất giàu axit lauric giúp bảo vệ cơ thể khỏi
các bệnh viêm nhiễm từ virut, vi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng các bà
mẹ cũng không nên lạm dụng quá nhiều, mỗi ngày chỉ uống nước từ một trai dừa và
không uống vào buổi tối.
Rau ngót: Theo dân
gian, rau ngót không tốt cho phụ nữ trong thời kỳ thay nghén. Rau ngót dễ dẫn đến
sảy thai, do đó chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc là khi đã phá thai hoặc sảy
thai. Nhưng theo nghiên cứu, chưa có tài liệu nào chứng minh rau ngót dễ gây sảy
thai và những phụ nữ mang thai thì vẫn có thể ăn bình thường các món chế biến từ
rau ngót. Trong rau ngót chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đã có
rất nhiều phụ nữ mang thai khi ăn rau ngót không bị sảy thai. Nhưng đối với những
phụ nữ đã từng đẻ non hay con thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế sử dụng
ăn rau ngót để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Măng: Rất nhiều phụ nữ
mang thai nghén các món ăn chế biến từ măng. Tuy nhiên, họ không biết có nên ăn
chúng trong 3 tháng đầu thai kỳ hay không? Măng tươi là loại thực phẩm chứa nhiều
loại độc tố. Chính acid xyanhydric (HCN) có trong măng tươi gây ngộc độc, nôn mửa,
gây cảm giác rất khó chịu. Nhưng trường hợp ngộ độc măng tươi xảy ra chỉ khi ăn
quá nhiều và liên tục. Nếu ăn măng thì chỉ nên ăn khoảng 100 – 150g/ bữa ăn. Để
giảm độc tố có trong măng, cần luộc kỹ 2 – 3 lần, mở vung khi sôi để độc tố bay ra, sau đó có
thể chế biến thành nhiều món từ măng đã luộc.
Ốc là loại động vật có
nhiều chất nhớt. Do đặc điểm này mà nhiều người cho rằng phụ nữ trong thời kỳ
thai nghén không nên ăn nhiều ốc vì con sinh ra sẽ có nhiều rãi. Quan niệm này
thực chất là không đúng. Thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa các bệnh
như bệnh gan, vàng da, nhiễm khuẩn, trĩ… Và ốc cũng có tác dụng rất tốt đối với
những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Hàm lượng dinh dưỡng trong ốc chứa
nhiều chất đạm và canxi giúp cung cấp đạm
và canxi cho mẹ và bé. Một số lưu ý khi ăn các loại ốc: Cần rửa sạch bằng cách
ngâm nước gạo, luộc chín kỹ để tiêu diệt các loại sán có trong ốc gây hại cho
cơ thể con người.
Trên đây là một số lưu
ý của chúng tôi để giúp mẹ và trong 3 tháng đầu thai kỳ có sự phát triển tốt và
khỏe mạnh. Bên cạnh đó, để bổ sung thêm thông tin thì các bà mẹ nên đến các bác
sĩ dinh dưỡng để được tư vấn trực tiếp và giải đáp thêm những thắc mắc về chế độ
dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Chúc các mẹ có những kiến thức bổ ích để
các bé có sự phát triển tốt nhất khi còn trong bụng mẹ.
0 nhận xét:
Post a Comment