15/06/2016

Kỹ thuật in ống đồng trong công nghệ in ấn

BY Unknown IN , , 3 comments

KỸ THUẬT IN ỐNG ĐỒNG TRONG CÔNG NGHỆ IN ẤN
In ống đồng là công nghệ được sử dụng trong in ấn bao bì, màng nhựa hiện đại nhất hiện nay. Dựa trên nguyên lý in lõm, khi in hình ảnh và chữ viết sẽ được khắc sâu vào bề mặt kim loại. Muốn thực hiện được quá trình in thì trước tiên phải tiến hành gia công khuôn in. Sau khi có khuôn in mới có thể đổ mực dạng lỏng tràn vào các chỗ lõm trên khuôn in, những chỗ bị loang ra sẽ được sử dụng dao gạt ra khỏi bề mặt.


Người ta chế tạo khuôn in bằng hai phương pháp quang hóa hoặc khắc điện tử. Khi sử dụng phương pháp quang hóa trong chế tạo khuôn in ống đồng phải trải qua những bước cơ bản sau:

Bước 1: Chế tạo phim dương bản và bình bản. Mỗi sản phẩm có đặc diểm khác nhau nên ta có thể dùng các mẫu từ ảnh chụp hay ảnh được vẽ. Vì những sai sót trên khuôn in khi sửa chữa sẽ rất phức tạp nên tất cả những nhược điểm cần được khắc phục ngay ở công đoạn bình bản và dương bản.

Bước hai: Chuẩn bị vật liệu làm khuôn. Những ống thép chưa được phủ đồng được gửi tới nhà in. Ống thép sẽ được gia công kỹ càng, rửa sach bụi bẩn và mỡ bằng dung dịch axit hoặc kiềm. Bằng phương pháp mạ, một lớp niken mỏng từ 0,005-0,01mm sẽ được phủ lên ống thép. Sau đó, bằng quá trình điện phân ống thép sẽ được phủ đồng nhưng trước đó một lớp bạc thật mỏng sẽ được phủ lên ống trụ. Lớp bạc này giúp lớp áo đồng sẽ dễ dàng tách khỏi ống thép. Để bề mặt của lớp áo đồng nhẵn bóng, không trày xước hay có vết nứt thì cần sử dụng một loại thuốc đặc biệt để mài bóng lớp áo đồng.

Bước ba: Truyền hình ảnh sang khuôn in. Người ta truyền hình ảnh qua giấy Pigment sau đó mới truyền sang bề mặt ống thép của khuôn in. Không thể truyền trực tiếp qua bề mặt khuôn in vì những phần tử in có độ nông sâu, những nét hình ảnh cao thấp khác nhau.

Bước bốn: Ăn mòn và gia công khuôn in. Người ta sử dụng dung dịch Clorua để thực hiện quá trình ăn mòn. Sau khi thấm qua lớp Pigment dung dịch clorua sẽ hòa tan đồng của các phần tử in. Độ sâu của quá trình ăn mòn phụ thuộc vào độ dày của lớp bắt hình và nồng độ của dung dịch sắt clorua... dung dịch ăn mòn nếu loãng thì sẽ thấm nhanh qua lớp Pigment bắt hình ảnh và ăn mòn sâu hơn.

Sau khi kết thúc quá trình ăn mòn, phải tấy rửa lớp bảo vệ axit và lớp Pigment bắt hình bằng dung dịch axit clohidric và xăng. Trải qua 4 bước trên đây ta sẽ thu được khuôn in ống đồng với độ chính xác về màu sắc và tầng thứ. Quá trình in ấn tiếp theo sẽ diễn ra một cách đơn giản khi đã có sẵn khuôn in.

Phương pháp chế tạo khuôn in bằng máy khắc ống đồng điện tử.
Ngoài phương pháp quang hóa thì người ta sử dụng máy khắc ống đồng điện tử. Việc sử dụng máy khắc điện tự động trong chế tạo khuôn ống đồng đơn giản hơn nhiều. Bản in với các phần tử in sẽ được hoàn thiện trên máy vi tính sau đó sẽ được chuyển thẳng qua máy khắc trục ống đồng.

Máy khắc điện tử sẽ sử dụng đầu khắc tia laze bắn thẳng vào trục ống đồng tạo nên những phần tử cần in. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay vì mang lại độ chính xác cao, tiết kiệm được thời gian vì bỏ qua được nhiều công đoạn.

Chế tạo khuôn in ống đồng cần đảm bảo sự chính xác từng công đoạn vì đây là một quá trình chế tạo phức tap và công phu nên không thể chỉnh sửa nếu có sai sót.
----------------
Trinh Đoàn 

3 comments:

  1. rất thú vị khi biết dc thêm một công nghệ mới. Nhưng Hình ảnh không gợi mở dc trí tưởng tượng ad ơi

    ReplyDelete
    Replies
    1. add cảm ơn bạn nhé. Vì nó cũng khô khan lắm, nhưng sẽ cố gắng tìm những hình ảnh phù hợp hơn

      Delete